Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012

Phá sản vì sống nhờ ngân hàng

Không vay được cũng chết mà vay được cũng chết, đó là tình trạng của các DN do tín dụng bị siết chặt và LS quá cao hiện nay. 
 
Bài liên quan : <<  Ngân hàng Habubank Xóa Nợ Thành Công>>
                          <<  Ngân hàng Habubank Tự Tin Phát Triển>>
 
Nguồn vốn tích lũy kém, lệ thuộc chủ yếu vào vốn ngân hàng (NH) trong khi lãi suất (LS) quá cao, tiền tệ bị siết... Đó là lý do khi NH lâm bệnh, hàng loạt doanh nghiệp (DN) đứng bên bờ vực phá sản.90% doanh nghiệp phụ thuộc 100% vốn NH
Theo ông Dương Ngọc Minh, Phó chủ tịch Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản VN (VASEP), có nhiều nguyên nhân khiến các DN thủy sản trong nước lâm vào tình trạng khó khăn như hiện nay, nhưng đáng kể nhất vẫn là việc phụ thuộc quá nhiều vào vốn vay NH. Trước đây, các NH đua nhau cho DN thủy sản vay để xây dựng nhà xưởng ồ ạt. Đến khi kinh tế bị khủng hoảng, họ đồng loạt rút vốn về khiến DN lâm vào hoàn cảnh sống không nổi, chết không xong. Ông Minh cũng thừa nhận, trên thực tế hiện có đến 90% các DN chế biến thủy sản VN hoạt động dựa 100% vào nguồn vốn vay NH, từ chi phí đầu tư xây dựng cơ bản, vốn cố định, vốn lưu động... Do đó, khi NH thu vốn về thì các DN này chỉ còn nước đóng cửa.
Ở lĩnh vực bất động sản (BĐS) cũng tương tự, ông Nguyễn Văn Đực - Chủ tịch HĐQT Công ty địa ốc Đất Lành cho biết, "mô hình" chung của các DN hiện nay chỉ có vốn từ 10% - 30%, số còn lại phụ thuộc vào nguồn vay NH và tiền đầu tư của khách hàng. Do đó khi thị trường BĐS bị đóng băng, NH không cho vay thì các DN cũng không có đường xoay xở. TS Đỗ Thị Loan, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội BĐS TP.HCM, cho rằng bên cạnh việc LS chính thức đang cao ngất ngưởng, họ phải chịu thêm từ 3% - 5% LS phi chính thức. Mức LS phi chính thức phụ thuộc vào mối quan hệ của từng DN với NH tùy theo thời điểm cụ thể. Hồi cuối năm 2011, có DN cho biết tổng mức LS cả chính thức và phi chính thức lên đến gần 30%.
Ông Hồ Thanh Hiển, giám đốc một DN sản xuất ngành thép ở TP.HCM cho hay kể từ năm ngoái, công ty ông không tiếp tục vay NH, chấp nhận không đầu tư mới và tập trung vào trả hết các khoản vốn vay trước đó. “Đặc thù của DN sản xuất trong nước là vốn đầu tư vào nhà máy quá lớn, nhập khẩu toàn bộ máy móc thiết bị của nước ngoài với giá cao, đổ vốn xây dựng nhà xưởng cùng phí thuê đất hoặc mua đất xây nhà xưởng đắt đỏ, mua xe vận chuyển hàng hóa... cùng những chi phí xăng dầu tăng, điện tăng... khiến cho việc tích lũy vốn không dễ dàng. Trong khi các nguồn vốn khác như chứng khoán, đầu tư gián tiếp lại vô cùng hạn chế, nên bắt buộc DN trong nước hầu hết phải lệ thuộc vào nguồn vốn của NH”, ông Hiển nói.
Nhiều doanh nhân thú nhận, vấn đề của DN Việt Nam là từng có một thời gian dài đầu tư dàn trải. Vốn tự có chỉ 1 đồng nhưng vay tới 4 đồng để mở rộng sản xuất hoặc đầu tư vào BĐS... Nhiều DN có cái nhìn ngắn hạn, tích lũy được 30 tỉ đồng đã vội vàng vay 20 tỉ để mua đất đai, đến lúc thị trường đất đai đóng băng không thể thu hồi vốn, không chỉ mất 30 tỉ tích lũy mà còn phải trả nợ cả gốc lẫn lãi vốn NH. Nếu tình trạng này tiếp diễn, trong khi thị trường mở cửa, DN nước ngoài mạnh vốn vào Việt Nam ngày càng nhiều thì sẽ mất hoàn toàn thị trường.
Hậu quả của sự phụ thuộc quá lớn vào vốn NH là hơn 50.000 DN phá sản trong năm 2011 và 12.000 DN ngưng hoạt động trong quý 1 năm nay khi vốn tín dụng bị siết lại và LS quá cao. Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là làm sao có vốn và vốn rẻ cho DN.
Giải bài toán vốn cho doanh nghiệp
Không vay được cũng chết mà vay được cũng chết, đó là tình trạng của các DN do tín dụng bị siết chặt và LS quá cao hiện nay. Vì vậy, để giảm LS, theo PGS-TS Trần Hoàng Ngân - Phó hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế TP.HCM, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, cần khống chế chênh lệch chi phí đầu vào - đầu ra và nhà nước cần xem LS là mặt hàng cần bình ổn giá. Đường đi của NH Nhà nước thời gian qua hoàn toàn đúng nhưng thị trường cần các bước đi nhanh hơn. Theo số liệu thống kê đến ngày 20.3, tổng phương tiện thanh toán tăng 1,44% so với cuối năm 2011, tổng số dư huy động tăng 1,56%, còn tổng dư nợ tín dụng liên tục giảm 3 tháng liên tiếp và giảm 2,13% so với cuối năm 2011. Tín dụng giảm thì không có lý do gì giữ LS ở mức cao. Nếu xử lý nhanh các vấn đề như nợ xấu, thanh khoản..., LS huy động giảm được về 10%/năm, lúc đó LS cho vay về khoảng 14%/năm từ tháng 6 trở đi.
Ngân hàng Habubank

Thứ Ba, 12 tháng 6, 2012

Ngân hàng 'chê' vàng

Một số ngân hàng đã “gạch” vàng ra khỏi danh sách tài sản đảm bảo vay vốn, số khác hạ định mức cho vay xuống còn 70%, 80% giá trị. 
 
Bài liên quan : <<  Ngân hàng Habubank  >>
 
Từng có thời hoàng kim, các sổ tiết kiệm bằng vàng được các ngân hàng thi nhau “mời chào” làm tài sản đảm bảo và được vay đến 100% giá trị theo định giá. Nhưng nay, một số ngân hàng đã “gạch” vàng ra khỏi danh sách, số khác hạ định mức cho vay xuống còn 70%, 80% giá trị.
Thế chấp vàng hết thời!
Nhiều khách hàng rất ngạc nhiên trước việc Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) ngưng cho vay thế chấp bằng vàng, sổ tiết kiệm vàng. Chị Thủy, một khách hàng tại Phòng giao dịch Eximbank (quận 1), nói: “Từ trước đến nay, tôi vẫn gửi vàng tại đây và thế chấp để vay tiền đồng, nhưng không hiểu sao, gần đây Eximbank không còn mặn mà với vàng nữa”.
Thắc mắc của khách hàng được một nhân viên giao dịch của Eximbank lý giải : “Do giá vàng biến động mạnh quá, nếu thế chấp bằng vàng thì ngân hàng ngại rủi ro, nên hơn 1 tháng nay, chúng tôi đã ngưng dịch vụ này”.
Theo tính toán của người này, ngay cả khi cho vay thế chấp bằng vàng với mức cho vay khoảng 80%, thì mức độ rủi ro của khoản tín dụng này vẫn quá cao vì giá vàng biến động từng ngày, và trong 1 tháng có thể mất đứt 20% giá trị”.
Không ngưng hẳn như Eximbank, nhưng các ngân hàng khác như ACB, HDbank, Sacombank… cũng đã tỏ ra dè dặt khi cho vay thế chấp bằng sổ tiết kiệm vàng. Với lãi suất vay cá nhân hơn 21,5%/năm khi thế chấp vàng, nhưng Sacombank cũng chỉ cho vay tối đa đến 90% giá trị tài sản đảm bảo theo định giá của ngân hàng.
Trong khi đó, HDbank cho biết, chỉ cho vay tối đa 80% giá trị tài sản đảm bảo và “đại gia” ACB cũng cho vay tối đa ở mức này khi thế chấp bằng vàng, sổ tiết kiệm vàng.
Còn một số ngân hàng khác thì cho biết, chỉ coi sổ tiết kiệm vàng là tài sản thế chấp khi số vàng đó gửi trực tiếp tại ngân hàng hoặc một số ngân hàng nằm trong danh sách tin cậy. Chẳng hạn, Sacombank chỉ cho vay với cá nhân thế chấp sổ tiết kiệm vàng khi gửi tại ACB và “một số ngân hàng nằm trong danh sách tín nhiệm” của ngân hàng này.
VND “lên ngôi”
Từ tháng 8/2011, khi giá vàng lên vùn vụt, đặc biệt tháng 10, khi nhiều ngân hàng được phép bán vàng bình ổn, một số ngân hàng “bằng mọi giá” kéo khách hàng gửi vàng, dùng vàng làm tài sản đảm bảo.
Nhưng nay, khi vàng rớt giá, không chỉ ngân hàng tuyên bố ngưng bán vàng bình ổn mà còn vào cuộc lôi kéo khách hàng thế chấp bằng sổ tiết kiệm VND, USD.
Theo đó, các ngân hàng nói trên đều cho biết, nếu thế chấp bằng sổ tiết kiệm VND, khách hàng sẽ được vay 100% giá trị tài sản đảm bảo. Trong khi đó, nếu lấy USD làm tài sản đảm bảo, khách hàng cũng không thể vay đến mức tối đa 100%, mà chỉ được vay khoảng 90 - 95% giá trị.
Thật khó lý giải việc ngân hàng “chê” vàng. Một số chuyên gia cho rằng, về cuối năm, ngân hàng thích VND hơn vì đang lúc cần tiền đồng để chi tiêu, trả lương, để cho khách hàng rút… Nhưng các chuyên gia cũng cảm thấy khó hiểu khi ngân hàng ngưng hoặc thiếu mặn mà với vàng.
“Thanh khoản VND đến thời điểm này vẫn chưa thấy có gì đáng lo. Tôi e rằng, việc các ngân hàng thờ ơ với vàng hiện nay có thể bắt nguồn từ sự nghi ngại về những rủi ro liên quan đến việc độc quyền vàng trong thời gian tới. Việc các thương hiệu vàng khác có giá rẻ hơn SJC trong thời gian qua đã khiến các ngân hàng lo ngại về những khoản nợ xấu liên quan đến vàng các thương hiệu khác. Mặt khác, người ta vẫn chưa biết chính sách về vàng sắp tới sẽ như thế nào, nên ngân hàng có thể dè dặt vì lý do này”, một chuyên gia tài chính nhận định.
Ngân hàng Habubank

Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2012

Vì sao USD ngân hàng tăng mạnh?

Tháng 6 là thời điểm các doanh nghiệp phải thanh toán đối với các mặt hàng thiết yếu nhập khẩu như xăng dầu, cùng với việc lãi suất VNĐ hạ khiến USD trở nên hấp dẫn hơn. 
ngân hàng habubank

Những ngày vừa qua thị trường ngoại hối đã có những biến động khá mạnh. Ngày 31/5 tỷ giá mua vào – bán ra là 20.800 – 20.880 đồng/USD thì đến ngày 06/6 tỷ giá là 20.966 – 21.036 đồng/USD. Mức tăng sau 5 ngày giao dịch từ 150-170 đồng là biến động mạnh nhất trong suốt 3 tháng qua.
Nhiều suy đoán đã được đưa ra. Có người cho rằng chính biến động mạnh trên thị trường vàng thế giới tại cùng thời điểm là nguyên chủ yếu.  Giá vàng thế giới đã có bước nhảy vọt từ 1.554 USD/oz trong phiên ngày 31/05 lên 1.625 USD/oz khi chốt phiên ngày 01/06.
Sự biến động mạnh giá vàng quốc tế, sau đó là tỷ giá tăng khiến nhiều người liên tưởng lại thời điểm sốt vàng trước đây. Khi đó thị trường vàng chưa được quản lý chặt chẽ, nhiều người đã trục lợi bằng việc thu gom USD để nhập lậu vàng, thu lợi từ chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế.
Theo tính toán của người viết thì giá vàng trong nước và quốc tế hiện chỉ chênh lệch từ 900 nghìn đồng đến 1 triệu đồng/lượng (đã tính thuế và phí liên quan) trong khi đó trước phiên giao dịch ngày 31/5 mức chênh lệch này 1,8 - 2 triệu/lượng. Có thể thấy lý do tỷ giá tăng bởi giá vàng quốc tế biến động thiếu cơ sở. Ngoài ra những biến động của tỷ giá cũng khác trước đây, khi mà tỷ giá giao dịch tại các điểm thu mua ngoại tệ được phép thấp hơn tỷ giá do ngân hàng niêm yết.
Cũng có lo ngại việc điều chỉnh tỷ giá trên thị trường có phải là tín hiệu đi trước điều chỉnh tỷ giá chính thức từ NHNN. Tuy nhiên với dự trữ ngoại hối tăng 30% kể từ đầu năm và cam kết của thống đốc giữ cho tỷ giá đến cuối năm không quá 2-3% thì suy đoán trên cũng không phù hợp.
Các ngân hàng lý giải, việc USD biến động những ngày gần đây không có gì bất thường mà chỉ là dựa trên cung cầu thực tế. Một số chuyên gia trong lĩnh vực tài chính ngân hàng trong khi đó bày tỏ: Hãy chú ý đến thời điểm biến động tỷ giá.
Tháng 6 là thời điểm các doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng thiết yếu như xăng dầu phải thanh toán theo định kỳ do vậy cầu USD trên thị trường tăng khá mạnh. Bên cạnh đó để tăng dự trữ ngoại hối quốc gia, Chính phủ đã có chỉ đạo về việc các Tập đoàn bán ngoại tệ cho ngân hàng habubank nên khi có nhu cầu các doanh nghiệp buộc phải mua gom trên thị trường.
Thanh toán của doanh nghiệp đều là ngoại tệ chuyển khoản nên các doanh nghiệp buộc phải thông qua ngân hàng để thu gom đủ số lượng, điều này làm cho ngoại tệ tiền mặt trên thị trường có giá thấp hơn ngoại tệ giao dịch của ngân hàng.
Theo ước tính của cán bộ giao dịch ngoại tệ tại một ngân hàng lớn ở Hà Nội thì nhu cầu ngoại tệ của các doanh nghiệp khoảng 300 triệu USD cho thanh toán định kỳ này. “Bản thân ngân hàng cũng phải ước đoán trước biến động với thời điểm tương tự trong tương lai”- vị cán bộ này chia sẻ.

Thứ Ba, 5 tháng 6, 2012

Ngân Hàng Habubank Thành Công Hơn Sau Khi Sáp Nhập

Ngân Hàng Habubank


Cụ thể, việc sáp nhập với SHB sẽ giúp hai ngân hàng sáp nhập tiến tới trở thành một định chế tài chính vững mạnh và thương hiệu cũng mạnh hơn; Habubank sẽ không còn nợ xấu.  hai ngân hàng sáp nhập có cơ hội để cùng điều hành một doanh nghiệp có quy mô lớn hơn và có sức cạnh tranh tốt hơn sau giai đoạn sáp nhập; mở rộng khả năng phát triển dịch vụ, đặc biệt là hoạt động bán lẻ do mạng lưới phân phối dịch vụ, thị phần lớn hơn; bổ sung lợi thế về quy mô trong phát triển kinh doanh, trong quản lý chi phí; những điểm mạnh của ngân hàng nhận sáp nhập sẽ hỗ trợ cho Habubank và ngược lại ngân hàng Habubank có nhiều điểm mạnh để hỗ trợ ngân hàng nhận sát nhập.
ngân hàng habubank

Ngoài ra, còn nhận được sự hỗ trợ và quan tâm của Ngân hàng Nhà nước trong quá trình sáp nhập do việc sáp nhập nằm trong chương trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.

Nếu tiến hành sáp nhập thành công, theo ngân hàng Habubank kế hoạch này sẽ tạo ra một định chế tài chính có khả năng tồn tại và phát triển. Định chế này có vốn điều lệ khoảng gần 9.000 tỷ đồng và quy mô tổng tài sản trên 100.000 tỷ đồng, hoạt động khắp các tỉnh thành lớn trong cả nước; có số lượng khoảng 500.000 khách hàng; khoảng 5.000 nhân viên; có các công ty con, có khả năng cung cấp các hoạt động hỗ trợ, gia tăng lợi ích cho khách hàng và tăng thu nhập ngoài lãi cho ngân hàng; có địa bàn hoạt động trong khu vực Đông Dương với các chi nhánh tại Lào và Campuchia; có sự hậu thuẫn mạnh mẽ và có các khách hàng hoạt động trong những lĩnh vực cốt lõi cho sự phát triển của nền kinh tế như: than, khoáng sản, cây công nghiệp (cao su), phát triển hạ tầng và một lực lượng đông đảo các khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong các ngành kinh tế khác nhau; có khả năng cung cấp các dịch vụ hiệu quả và an toàn cho một khối lượng lớn các khách hàng cá nhân...
ngan hang habubank


Báo cáo kinh tế 2011 của Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) mới đây nhấn mạnh: "Tâm điểm của nguy cơ rủi ro vĩ mô Việt Nam hiện nay nằm trong khu vực ngân hàng thương mại". Vậy công tác quản trị rủi ro tại các ngân hàng như thế nào? ĐTCK đã có cuộc trao đổi với bà Bùi Thị Mai, Tổng giám đốc kiêm Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank).
Theo bà, công nghệ tiên tiến đóng vai trò như thế nào đối với công tác QTRR của ngân hàng?
Công nghệ thông tin (CNTT) tiên tiến, hiện đại có vai trò đặc biệt quan trọng và là công cụ đắc lực trong công tác QTRR của các ngân hàng. Thứ nhất, CNTT sẽ giúp ngân hàng Habubank linh hoạt trong việc cung ứng các sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng với mục tiêu nhanh chóng, thuận tiện, chính xác, an toàn và hiệu quả, đồng thời giúp hạn chế tối đa các rủi ro trong các quá trình giao dịch và tác nghiệp của ngân hàng.
Thứ hai, các ngân hàng sẽ thuận tiện hơn trong việc chiết xuất được những dữ liệu và báo cáo phức tạp nhất phục vụ công tác phân tích và ra các quyết định kinh doanh. Ngoài ra, CNTT còn đóng vai trò trong việc cảnh báo và phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro có thể phát sinh trong quá trình kinh doanh hàng ngày của ngân hàng thông qua các giới hạn và hạn mức đã được thiết lập.
Thứ ba, đối với các tiêu chí an toàn theo quy định của NHNN và cơ quan quản lý, một hệ thống hiện đại sẽ có chức năng thường xuyên nhắc nhở và theo dõi cập nhật các thông tin và kết quả của các chỉ tiêu này, giúp ban lãnh đạo ngân hàng chủ động trong việc ra các quyết định liên quan nhằm chèo lái ngân hàng theo con đường ổn định, an toàn và hiệu quả nhất.

Đối với Habubank, Ngân hàng đã triển khai sử dụng phần mềm lõi Corebanking  từ năm 2007, một công cụ hỗ trợ kiểm soát và QTRR tự động hiệu quả khi quy mô ngân hàng ngày càng phát triển.