Người dân thường ngầm ý chọn đâu lãi cao thì gửi, còn NH "có mệnh hệ gì" đã có Nhà nước cứu. Vì vậy NH đua nhau nâng lãi suất, còn người dân vô tư chọn NH để hưởng lãi suất cao.
cho rằng, năm 2013 kinh tế vĩ mô vẫn tiếp tục khó khăn. Theo ông Phạm Hồng Hải, Ngân hàng Nhà nước luôn khuyến khích các ngân hàng cho doanh nghiệp vay vốn, tuy nhiên, nợ xấu trong các ngân hàng ngày càng cao khiến cho nhiều ngân hàng ngần ngại cho vay vì họ phải tập trung giải quyết nợ xấu hơn là việc cho vay. Chỉ phi giải quyết được nợ xấu thì ngân hàng mới sẵn sàng cho doanh nghiệp vay được.
Trong khi đó, nếu lãi suất giảm xuống thì người dân sẽ không gửi tiền vào ngân hàng do lãi suất thấp quá và điều này sẽ gây bất ổn cho nền kinh tế vì vậy phải duy trì lãi suất ở mức hợp lý.
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh thì nhận định, Chính phủ đã trình Quốc hội phương án tái cơ cấu nền kinh tế. Biện pháp trước mắt của Chính phủ có tính chất ngắn hạn như giảm lãi suất, xử lý nợ xấu để ổn định nền kinh tế. Doanh nghiệp phải theo dõi và sẵn sàng để thay đổi, thích ứng, không nên nghĩ sẽ tiếp tục hoạt động như trước đây, không có vốn và dựa quá nhiều vào ngân hàng.
Theo ông Nguyễn Xuân Nghĩa, Nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, ở VN người dân thường có ngầm ý với nhau là cứ chọn ngân hàng nào lãi suất cao thì gửi, ngân hàng có mệnh hệ gì đã có Nhà nước cứu nên các ngân hàng vẫn đua nhau nâng lãi suất hút tiền còn người dân vô tư chọn ngân hàng nhóm dưới gửi để hưởng lãi suất cao.
Sắp tới, Luật Bảo hiểm tiền gửi có hiệu lực có quy định cụ thể chỉ bảo hiểm cho những khoản tín dụng nào và không bảo hiểm những khoản nào, người dân sẽ phải tự cân nhắc gửi tiền ở đâu an toàn theo quy định để đảm bảo tài sản của mình.
Theo tính toán, dù hiện nay vẫn tiếp tục còn dư địa để giảm lãi suất, trong trường hợp lãi suất huy động giảm về 8% (giảm 1% so với hiện tại), thì lãi suất thực dương vẫn còn 2%, tuy nhiên lãi suất thực dương thấp sẽ tạo cơ hội cho người dân quay lại găm giữ ngoại tệ và lãi suất thấp cũng "chặn" dòng tiền từ dân chảy vào ngân hàng chuyển sang các kênh đầu tư khác.
Bà Đào Thiên Hương, Công ty Cổ phần Quản lý quỹ Đầu tư Tài chính Dầu khí cho rằng, quá trình tái cơ cấu ngân hàng chậm do 2 lý do: thứ nhất là sức kéo ngược trở lại của các nhóm lợi ích nhóm vì có nhiều hoạt động không minh bạch của nhóm lợi ích đó. Hai là việc thay đổi việc này không đơn giản đã ảnh hưởng đến quá trình tái cơ cấu hiện nay.
"Một trong những giải pháp Chính phủ yêu cầu là ngân hàng phải sáp nhập lại với nhau. Đây là động lực để làm nhóm ngân hàng tự động "soi" nhau. Thay đổi thói quen làm việc cũ không đơn giản tý nào. Như chúng ta đang ăn dưa cà mắm muối nhưng thay bằng ăn bơ, sữa... tất nhiên là khó", bà Hương nói.
Habubank là tập trung vào khách hàng, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và quản lý rủi ro hiệu quả.
Thứ Hai, 6 tháng 8, 2012
Nợ xấu cao, lãi suất thấp, dân sẽ ngại gửi tiền
Google Account Video Purchases
Việt Nam
Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012
Ngân hàng phải dùng lợi nhuận giải quyết nợ xấu!
Lợi nhuận cao, kinh doanh hiệu quả nhất trong nền kinh tế, ngành ngân hàng (NH) hoàn toàn có thể tự xử lý nợ xấu của chính họ xuống mức an toàn.
Lãi suất là tội đồ
Xử lý nợ xấu NH thông qua việc thành lập công ty mua bán nợ, mục đích theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) là nhằm khơi thông vốn cho sản xuất. Bởi tỷ lệ nợ xấu cao, NH không dám cho doanh nghiệp (DN) vay nên tiền không thể chảy vào sản xuất, gây đình trệ, sụt giảm tăng trưởng. Hay nói cách khác, nợ xấu đang chặn cửa vay vốn của các DN. Nhưng thực tế cho thấy, nợ xấu không phải là "tội đồ" khiến nền kinh tế bị thiếu vốn.
Minh chứng rõ ràng nhất là các NH đang thặng dư thanh khoản, NH nào cũng kêu gào thừa vốn, cũng đang tìm cách đẩy mạnh cho vay. Đó là chưa kể, hầu hết các NH nằm trong nhóm G14 (chiếm 90% thị phần) đều công bố tỷ lệ nợ xấu nằm trong ngưỡng an toàn trong nửa đầu năm 2012. Như vậy có thể khẳng định, nợ xấu không phải là nguyên nhân chính trong việc DN không vay được vốn.
Vậy đâu là lý do khiến DN không tiếp cận được vốn NH? Câu trả lời chính là do lãi suất (LS) quá cao. Trong bối cảnh kinh tế VN và thế giới đều khó khăn hiện nay, một DN hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, cũng chỉ kỳ vọng mức sinh lời khoảng 8-10%. Còn hầu hết chỉ cố gắng duy trì hoạt động, giữ nhân công, cầm cự cho qua thời khó khăn.
Trong khi LS NH mấy năm nay luôn duy trì ở mức 18-25%. Hiện dù đã hạ, LS đầu ra trung bình vẫn 15-17%, cao gấp đôi, gấp 3 mức sinh lời ngay với các DN làm ăn hiệu quả, nên nếu vay được, DN cũng không dám vay. Hay nói cách khác, nguyên nhân chính khiến DN không tiếp cận được vốn chính là LS quá cao chứ không phải NH thiếu tiền.
Điều đó cho thấy, muốn vốn chảy vào sản xuất, điều cần phải làm là hạ lãi vay chứ không nên tạo ra sức ép dùng vốn nhà nước mua nợ xấu NH như cách chúng ta vẫn lập luận lâu nay.
Phải tự làm sạch mình
Theo NHNN, tỷ lệ nợ xấu hiện đã lên tới 8,6%, tương đương với 202.0000 tỉ đồng, một tỷ lệ cao và nhiều rủi ro, cần phải được điều chỉnh. Nhưng làm sạch nợ xấu, nói một cách sòng phẳng và thực chất như đã phân tích trên, đầu tiên là để đảm bảo an toàn cho chính các NH, cũng là thực hiện việc tái cơ cấu của Chính phủ.
Dựa vào tình hình kinh doanh thực tế, ngành NH hoàn toàn có thể tự "làm sạch mình". Cụ thể, năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2012, hầu hết NH đều đạt lợi nhuận lớn. Theo nguyên tắc, họ sẽ phải dùng lợi nhuận để "trừ" các khoản nợ xấu thay vì dùng lợi nhuận để chia cổ tức như lâu nay vẫn làm. Sử dụng lợi nhuận chưa đủ, họ tiếp tục phải trừ nợ xấu vào vốn. Nếu "sức khỏe" không chịu đựng được, lúc này mới tính đến chuyện có nên mua nợ xấu hay để NH phá sản.
Đây là nguyên tắc xử lý nợ xấu mà các nước đều áp dụng và cũng là nguyên tắc tối thượng trong kinh doanh. Nói một cách dễ hiểu, người bị bệnh, không thể kêu gọi sự giúp đỡ của người khác trong khi tiền của mình lại dành để... gửi tiết kiệm hoặc đầu tư kiếm lãi.
Tính toán của một chuyên gia tài chính cho thấy, nếu lấy lợi nhuận năm 2011 có thể xử lý được 6,8% tỷ lệ nợ xấu của ngành NH và tỷ lệ còn lại, đã nằm trong vòng an toàn. Việc thành lập công ty mua bán nợ xấu mà NHNN đang tính trình Chính phủ, có thể khẳng định, không cần thiết.
Lãi suất là tội đồ
Xử lý nợ xấu NH thông qua việc thành lập công ty mua bán nợ, mục đích theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) là nhằm khơi thông vốn cho sản xuất. Bởi tỷ lệ nợ xấu cao, NH không dám cho doanh nghiệp (DN) vay nên tiền không thể chảy vào sản xuất, gây đình trệ, sụt giảm tăng trưởng. Hay nói cách khác, nợ xấu đang chặn cửa vay vốn của các DN. Nhưng thực tế cho thấy, nợ xấu không phải là "tội đồ" khiến nền kinh tế bị thiếu vốn.
Minh chứng rõ ràng nhất là các NH đang thặng dư thanh khoản, NH nào cũng kêu gào thừa vốn, cũng đang tìm cách đẩy mạnh cho vay. Đó là chưa kể, hầu hết các NH nằm trong nhóm G14 (chiếm 90% thị phần) đều công bố tỷ lệ nợ xấu nằm trong ngưỡng an toàn trong nửa đầu năm 2012. Như vậy có thể khẳng định, nợ xấu không phải là nguyên nhân chính trong việc DN không vay được vốn.
Vậy đâu là lý do khiến DN không tiếp cận được vốn NH? Câu trả lời chính là do lãi suất (LS) quá cao. Trong bối cảnh kinh tế VN và thế giới đều khó khăn hiện nay, một DN hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, cũng chỉ kỳ vọng mức sinh lời khoảng 8-10%. Còn hầu hết chỉ cố gắng duy trì hoạt động, giữ nhân công, cầm cự cho qua thời khó khăn.
Trong khi LS NH mấy năm nay luôn duy trì ở mức 18-25%. Hiện dù đã hạ, LS đầu ra trung bình vẫn 15-17%, cao gấp đôi, gấp 3 mức sinh lời ngay với các DN làm ăn hiệu quả, nên nếu vay được, DN cũng không dám vay. Hay nói cách khác, nguyên nhân chính khiến DN không tiếp cận được vốn chính là LS quá cao chứ không phải NH thiếu tiền.
Phải tự làm sạch mình
Theo NHNN, tỷ lệ nợ xấu hiện đã lên tới 8,6%, tương đương với 202.0000 tỉ đồng, một tỷ lệ cao và nhiều rủi ro, cần phải được điều chỉnh. Nhưng làm sạch nợ xấu, nói một cách sòng phẳng và thực chất như đã phân tích trên, đầu tiên là để đảm bảo an toàn cho chính các NH, cũng là thực hiện việc tái cơ cấu của Chính phủ.
Dựa vào tình hình kinh doanh thực tế, ngành NH hoàn toàn có thể tự "làm sạch mình". Cụ thể, năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2012, hầu hết NH đều đạt lợi nhuận lớn. Theo nguyên tắc, họ sẽ phải dùng lợi nhuận để "trừ" các khoản nợ xấu thay vì dùng lợi nhuận để chia cổ tức như lâu nay vẫn làm. Sử dụng lợi nhuận chưa đủ, họ tiếp tục phải trừ nợ xấu vào vốn. Nếu "sức khỏe" không chịu đựng được, lúc này mới tính đến chuyện có nên mua nợ xấu hay để NH phá sản.
Đây là nguyên tắc xử lý nợ xấu mà các nước đều áp dụng và cũng là nguyên tắc tối thượng trong kinh doanh. Nói một cách dễ hiểu, người bị bệnh, không thể kêu gọi sự giúp đỡ của người khác trong khi tiền của mình lại dành để... gửi tiết kiệm hoặc đầu tư kiếm lãi.
Tính toán của một chuyên gia tài chính cho thấy, nếu lấy lợi nhuận năm 2011 có thể xử lý được 6,8% tỷ lệ nợ xấu của ngành NH và tỷ lệ còn lại, đã nằm trong vòng an toàn. Việc thành lập công ty mua bán nợ xấu mà NHNN đang tính trình Chính phủ, có thể khẳng định, không cần thiết.
|
Google Account Video Purchases
Việt Nam
Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2012
Ngân hàng phải tự giải quyết nợ xấu, không nên trông chờ vào AMC
Nợ xấu tăng nhanh trong quý II/2012, đề án thành lập AMC mới chỉ dừng ở nghiên cứu chưa được báo cáo Thủ tướng, do vậy các ngân hàng cần chủ động xử lý thay vì chờ đợi sự ra đời của AMC Quốc gia.
Kết thúc 2 quý đầu năm hệ thống ngân hàng có nhiều chuyển biến tích cực, vấn đề thanh khoản được giải quyết và ổn định hơn. Tuy nhiên tín dụng vẫn không tăng, dòng tiền quanh quẩn trong hệ thống, nợ xấu tăng mạnh trong quý II là những khó khăn đang tồn tại.
Thanh khoản ổn định, tiền vẫn quanh quẩn trong hệ thống chưa đến với doanh nghiệp
Tại buổi sơ kết hoạt động hệ thống ngân hàng 6 tháng đầu năm 2012 và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm, lãnh đạo NHNN và các NHTM đều thừa nhận là thanh khoản toàn hệ thống đã được cải thiện rất nhiều và dần đi vào ổn định. So với thời điểm cuối quý IV/2011, có thể nói các ngân hàng đã vượt qua thời điểm khó khăn nhất.
Thanh khoản cải thiện, huy động vốn từ nền kinh tế tăng khá và lãi suất huy động chủ động giảm dần nhưng tín dụng hầu như không tăng trưởng. Do đó, thị trường trái phiếu, tín phiếu trong 6T2012 sôi động và số dư trên thị trường mở đã sụt giảm mạnh vào cuối quý II.
Tổng lượng trái phiếu KBNN và Chính phủ bảo lãnh phát hành đạt 87,464 nghìn tỷ đồng (+22% y-o-y). Có đến 2/3 tổng số TPCP được mua bởi các NHTM trong nước.
Trên thị trường thứ cấp, tổng giao dịch trái phiếu lên tới 71,112 nghìn tỷ đồng, tăng 2,07 lần so với cùng kỳ năm trước.
Số dư trên thị trường mở (OMO )đã giảm mạnh từ mức gần 80 nghìn tỷ đồng sau Tết xuống còn 1 nghìn tỷ đồng vào cuối tháng 6.
Việc tham gia nhiều vào thị trường trái phiếu của các NH hơn mức dùng cho quản trị thanh khoản cũng cho thấy dòng tiền vẫn quanh quẩn trong hệ thống ngân hàng, chưa đến được với các doanh nghiệp và do đó, không hỗ trợ được nhiều cho mức tăng trưởng tín dụng.
Nợ xấu tăng mạnh, các ngân hàng phải tự “cứu mình”
Tỷ lệ nợ xấu được công bố với nhiều con số khác nhau. Đầu tiên là 4,47% tại 31/05/2012 do các TCTD báo cáo và sau đó là 8,6 tại 31/03/2012 do Cơ quan thanh tra giám sát NHNN.
Do nhiều bất cập trong phân loại nợ cũng như chính sách phân loại của từng ngân hàng, các chuyên gia của VCBS cho rằng: “Con số đưa ra của cơ quan giám sát có độ chính xác cao hơn”.
Tỷ lệ nợ xấu 8,6% tại thời điểm cuối quý I cũng khá gần con số là gần 10% mà Thống đốc đưa ra hồi đầu tháng 6 tại diễn đàn Quốc hội.
Nợ xấu tăng nhanh nhưng giải pháp nhằm giải quyết vấn đề này vẫn chưa có tiến triển mới trong quý II, sau khi NHNN đã tiến hành phân loại các ngân hàng và đưa vào diện giám sát đặc biệt một số ngân hàng yếu kém trong quý I.
Phần lớn các ngân hàng cho rằng việc thành lập công ty mua bán nợ (AMC) qui mô lớn là cần thiết do các công ty AMC của mỗi ngân hàng đều có qui mô tương đối nhỏ và không thể mua bán các khoản nợ của chính Ngân hàng mẹ. Tuy nhiên, việc thành lập công ty AMC qui mô 100.000 tỷ đồng cũng mới chỉ dừng lại ở mức nghiên cứu và chưa được báo cáo lên Thủ tướng.
Ngoài ra, có nhiều vấn đề liên quan đến việc mua bán nợ như: Ai sẽ mua lại nợ xấu? Nguồn tiền cho hoạt động này là ở đâu? Giá, nhóm nợ và tiêu chí được mua bán? Có gây tác động tới lạm phát hay không? Mức độ mua từ các ngân hàng như thế nào? Vẫn chưa có lời giải đáp.
Với những lý do trên, VCBS cho rằng các ngân hàng vẫn phải tự giải quyết vấn đề nợ xấu trong thời gian tới và không nên trông chờ quá nhiều vào một giải pháp AMC này. Thực tế các ngân hàng tốt đã chủ động giải quyết nợ xấu của mình bằng trích lập triệt để, hỗ trợ doanh nghiệp và tăng cường quản trị rủi ro tín dụng.
Đẩy mạnh cho vay cá nhân, ngân hàng lớn cũng không ngoài cuộc
Ngoài việc đẩy mạnh thu phí dịch vụ nhằm bù đắp phần nào cho sự sụt giảm của thu nhập lãi, việc đẩy mạnh hoạt động cho vay cá nhân cũng là một lựa chọn phù hợp cho các ngân hàng trong thời điểm hiện tại.
Mặc dù lĩnh vực cho vay doanh nghiệp bị thu hẹp do tình hình sản xuất đình trệ, nhu cầu vay tiêu dùng hay mua nhà ở, mua ô tô vẫn ở mức cao. Đây cũng là lĩnh vực có mặt bằng lãi suất cao hơn và rủi ro thấp hơn so với cho vay doanh nghiệp.
Khi mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm dần, các ngân hàng hoàn toàn có thể đẩy mạnh hoạt động này để thúc đẩy thêm nguồn thu nhập lãi. Theo đánh giá của VCBS, ngay cả những ngân hàng lớn tập trung về hoạt động bán buôn cũng định hướng đẩy mạnh cho vay tiêu dùng trong thời gian tới. Vì vậy khả năng phân khúc này sẽ nhộn nhịp hơn trong quý III/2012.
Google Account Video Purchases
Việt Nam
Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012
Làm đẹp bằng phương pháp nâng mũi hàn quốc
Nâng mũi hàn quốc
Có 2 phương pháp nâng mũi phổ biến là tiểu phẫu cấy ghép sụn và sử dụng chất làm đầy Filler.
Nâng mũi không cần phẫu thuật bằng chất làm đầy Filler. Filler là một dạng acid hyaluronic có cấu tạo tương đồng với acid hyaluronic trong cơ thể có tác dụng làm tăng thể tích và nâng đỡ mô. Khi đưa một lượng filler vào vị trí mũi, các acid hyaluronic sẽ len lỏi vào khoảng trống giữa các mô để làm đầy, nâng đỡ và tạo dáng thanh mảnh cho những sống mũi thấp. Đây là giải pháp được FDA kiểm định là an toàn và cho hiệu quả tức thì (chỉ sau 2-3 ngày) và chỉ sau 15-20 phút trị liệu, bạn sẽ quay trở lại với công việc một cách bình thường.
Với giải pháp phau thuat nang mui không phẫu thuật bằng chất làm đầy Filler sẽ mang lại cho bạn sóng mũi tự nhiên và duy trì kết quả trong thời gian 6-12 tháng rất thích hợp với những ai ngại dao kéo.
Tiểu phẫu cấy ghép sụn để duy trì kết quả vĩnh viễn. Chất liệu dùng trong phẫu thuật nâng sống mũi là sụn nhân tạo của các hãng sản xuất công nghệ thẩm mỹ hàng đầu của Mỹ và Hàn Quốc với các khớp nối đươc thiết kế linh hoạt phù hợp với từng cấu trúc mũi. Công nghệ phẫu thuật của Hàn Quốc không chỉ làm cho sống mũi và đầu mũi cao, thanh hơn, mà còn làm hẹp một phần cánh mũi với những cánh mũi hơi to. Ngay sau phẫu thuật sua mui, bạn có thể thấy ngay hình dáng mũi mới của mình và sự cải thiện rõ rệt về mặt thẩm mỹ.
1. Khách hàng về nhà ngay và có thể sinh hoạt bình thường.
2. Ngày hôm sau sẽ sưng nhiều nhất, sau đó sẽ giảm sưng nhiều
3. Sưng nhiều hay ít là do cơ địa của mỗi người và tùy vào sự phức tạp của phẩu thuật.
4. Giữ vết thương khô, chỉ lau mặt bằng khăn ướt, không được rửa mặt bằng nước.
5.Cắt chỉ sau 5-7 ngày phẫu thuật
6. Để giữ cho vết thương đẹp, khách hàng nên tránh những thức ăn gây lồi thịt như rau muống, thịt bò, cua, tôm , đồ .
7. Chờm đá sau phẫu liên tục 24 giờ
8. Sưng có thể tiếp tục kéo dài sang ngày thứ 2 và thứ 3, cần chờm đá liên tục đến ngày này.
9. Bầm tím có thể xuất hiện từ ngày thứ 2, nếu có cũng là bình thường, quí vị không lo lắng. Nên chờm ấm trong trường hợp này.
10. Có thể hơi ngứa ngay vết thương là phản ứng lành thương bình thường của cơ thể
11. Tránh làm việc nặng sau phẫu thuật
12. Uống theo theo toa của trung tâm , không ngưng thuốc
Thẩm mỹ hàn quốc JW cơ sở 1
Địa chỉ: 141 - 143 Lê Thị Riêng,P.Bến Thành,Q.1,TP.HCM
Điện thoại: (08) 6683 2222
Di động: 09 6868 1111
Email: drdunghanquoc@gmail.com,drhaohanquoc@gmail.com
Nhãn:
nâng mũi,
phau thuat nang mui,
sua mui
Google Account Video Purchases
Việt Nam
Tỷ giá USD/VND đón đầu lãi suất?
Hôm nay (24/7), giá USD đồng loạt tăng mạnh trên biểu niêm yết của các ngân hàng thương mại. Liệu đây có là tín hiệu lãi suất tiếp tục giảm?
Thông thường, mỗi ngày giao dịch, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) có từ 40 - 60 lần cập nhật tỷ giá USD/VND trên biểu niêm yết. Ngày cao điểm, tần suất có thể lên tới 65 lần.
Hôm nay (24/7), kết thúc ngày giao dịch chỉ có 25 lần Eximbank cập nhật. Song, lại là ngày tỷ giá USD/VND biến động mạnh ít thấy trong vài tháng qua. Đà tăng là nhanh và dứt khoát qua mức độ cập nhật đó.
Tại ngân hàng này, ngay đầu giờ giao dịch, giá USD bán ra đã nhảy một bước 20 VND lên 20.890 VND. Chỉ khoảng một giờ sau đó, mốc 20.900 VND chính thức được tái lập sau hơn một tuần sụt giảm vừa qua, tăng 30 VND so với cuối ngày hôm qua.
Đầu giờ chiều, giá USD bán ra tại đây tiếp tục tăng thêm một bước, lên 20.910 VND và giữ vững đến cuối ngày.
Tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), diễn biến tăng trên cũng tương tự. Chỉ khác, tại đây mức khởi điểm giá bán ra đầu ngày là 20.865 VND; theo đó, mức tăng tính đến cuối ngày là 45 VND.
Mức tăng trên dưới 40 VND là không quá đột biến, nhưng tạo sự dội ngược đáng chú ý sau xu hướng giảm vừa diễn ra. Tỷ giá niêm yết của các ngân hàng thương mại hiện vẫn thấp hơn nhiều so với mức trần quy định, nên còn sớm để có thể xác định một xu hướng tăng mạnh và nối dài hay không.
Nhưng, diễn biến trên có ngay khi thông tin chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 này tiếp tục giảm khá mạnh (giảm 0,29% so với tháng trước, mức giảm mạnh nhất kể từ năm 2009 trở lại đây).
Thông thường, lạm phát giảm về mức thấp sẽ làm bớt áp lực chuyển hóa sự mất giá của đồng nội tệ vào tỷ giá. Tuy nhiên, tác động đối với tỷ giá tại thời điểm này có thể là ở khả năng lãi suất VND sẽ tiếp tục giảm, gắn với thực tế diễn biến của lạm phát.
Sau loạt cắt giảm từ tháng 4 đến nay, trần lãi suất và các lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước đã xuống thấp, chênh lệch lãi suất USD - VND đã bị rút ngắn đáng kể. Nay, trước diễn biến trên của lạm phát, nếu lãi suất VND tiếp tục giảm, khoảng cách đó tiếp tục bị thu hẹp có thể tác động rõ rệt hơn đến tỷ giá. Thậm chí hôm nay có tổ chức quốc tế còn dự báo lãi suất VND có thể còn giảm thêm 2% từ nay đến cuối năm.
Theo đó, có thể biến động của tỷ giá USD/VND trong ngày hôm nay là một phản ứng đón đầu? Dĩ nhiên có thể thị trường xuất hiện một lực cầu lớn cá biệt nào đó.
Còn phía Ngân hàng Nhà nước, tại buổi đối thoại với doanh nghiệp cuối tuần qua, định hướng giữ ổn định trong khoảng 2 - 3% cho năm nay tiếp tục được nhấn mạnh. Và nhìn lại, các đợt tăng của tỷ giá từ đầu năm đến nay cũng chỉ diễn ra một cách ngắn ngủi.
Bài liên quan : << Ngân hàng Habubank xóa nợ thành công >>
Thông thường, mỗi ngày giao dịch, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) có từ 40 - 60 lần cập nhật tỷ giá USD/VND trên biểu niêm yết. Ngày cao điểm, tần suất có thể lên tới 65 lần.
Hôm nay (24/7), kết thúc ngày giao dịch chỉ có 25 lần Eximbank cập nhật. Song, lại là ngày tỷ giá USD/VND biến động mạnh ít thấy trong vài tháng qua. Đà tăng là nhanh và dứt khoát qua mức độ cập nhật đó.
Tại ngân hàng này, ngay đầu giờ giao dịch, giá USD bán ra đã nhảy một bước 20 VND lên 20.890 VND. Chỉ khoảng một giờ sau đó, mốc 20.900 VND chính thức được tái lập sau hơn một tuần sụt giảm vừa qua, tăng 30 VND so với cuối ngày hôm qua.
Đầu giờ chiều, giá USD bán ra tại đây tiếp tục tăng thêm một bước, lên 20.910 VND và giữ vững đến cuối ngày.
Tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), diễn biến tăng trên cũng tương tự. Chỉ khác, tại đây mức khởi điểm giá bán ra đầu ngày là 20.865 VND; theo đó, mức tăng tính đến cuối ngày là 45 VND.
Mức tăng trên dưới 40 VND là không quá đột biến, nhưng tạo sự dội ngược đáng chú ý sau xu hướng giảm vừa diễn ra. Tỷ giá niêm yết của các ngân hàng thương mại hiện vẫn thấp hơn nhiều so với mức trần quy định, nên còn sớm để có thể xác định một xu hướng tăng mạnh và nối dài hay không.
Nhưng, diễn biến trên có ngay khi thông tin chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 này tiếp tục giảm khá mạnh (giảm 0,29% so với tháng trước, mức giảm mạnh nhất kể từ năm 2009 trở lại đây).
Thông thường, lạm phát giảm về mức thấp sẽ làm bớt áp lực chuyển hóa sự mất giá của đồng nội tệ vào tỷ giá. Tuy nhiên, tác động đối với tỷ giá tại thời điểm này có thể là ở khả năng lãi suất VND sẽ tiếp tục giảm, gắn với thực tế diễn biến của lạm phát.
Sau loạt cắt giảm từ tháng 4 đến nay, trần lãi suất và các lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước đã xuống thấp, chênh lệch lãi suất USD - VND đã bị rút ngắn đáng kể. Nay, trước diễn biến trên của lạm phát, nếu lãi suất VND tiếp tục giảm, khoảng cách đó tiếp tục bị thu hẹp có thể tác động rõ rệt hơn đến tỷ giá. Thậm chí hôm nay có tổ chức quốc tế còn dự báo lãi suất VND có thể còn giảm thêm 2% từ nay đến cuối năm.
Theo đó, có thể biến động của tỷ giá USD/VND trong ngày hôm nay là một phản ứng đón đầu? Dĩ nhiên có thể thị trường xuất hiện một lực cầu lớn cá biệt nào đó.
Còn phía Ngân hàng Nhà nước, tại buổi đối thoại với doanh nghiệp cuối tuần qua, định hướng giữ ổn định trong khoảng 2 - 3% cho năm nay tiếp tục được nhấn mạnh. Và nhìn lại, các đợt tăng của tỷ giá từ đầu năm đến nay cũng chỉ diễn ra một cách ngắn ngủi.
Google Account Video Purchases
Việt Nam
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)