Người dân thường ngầm ý chọn đâu lãi cao thì gửi, còn NH "có mệnh hệ gì" đã có Nhà nước cứu. Vì vậy NH đua nhau nâng lãi suất, còn người dân vô tư chọn NH để hưởng lãi suất cao.
cho rằng, năm 2013 kinh tế vĩ mô vẫn tiếp tục khó khăn. Theo ông Phạm Hồng Hải, Ngân hàng Nhà nước luôn khuyến khích các ngân hàng cho doanh nghiệp vay vốn, tuy nhiên, nợ xấu trong các ngân hàng ngày càng cao khiến cho nhiều ngân hàng ngần ngại cho vay vì họ phải tập trung giải quyết nợ xấu hơn là việc cho vay. Chỉ phi giải quyết được nợ xấu thì ngân hàng mới sẵn sàng cho doanh nghiệp vay được.
Trong khi đó, nếu lãi suất giảm xuống thì người dân sẽ không gửi tiền vào ngân hàng do lãi suất thấp quá và điều này sẽ gây bất ổn cho nền kinh tế vì vậy phải duy trì lãi suất ở mức hợp lý.
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh thì nhận định, Chính phủ đã trình Quốc hội phương án tái cơ cấu nền kinh tế. Biện pháp trước mắt của Chính phủ có tính chất ngắn hạn như giảm lãi suất, xử lý nợ xấu để ổn định nền kinh tế. Doanh nghiệp phải theo dõi và sẵn sàng để thay đổi, thích ứng, không nên nghĩ sẽ tiếp tục hoạt động như trước đây, không có vốn và dựa quá nhiều vào ngân hàng.
Theo ông Nguyễn Xuân Nghĩa, Nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, ở VN người dân thường có ngầm ý với nhau là cứ chọn ngân hàng nào lãi suất cao thì gửi, ngân hàng có mệnh hệ gì đã có Nhà nước cứu nên các ngân hàng vẫn đua nhau nâng lãi suất hút tiền còn người dân vô tư chọn ngân hàng nhóm dưới gửi để hưởng lãi suất cao.
Sắp tới, Luật Bảo hiểm tiền gửi có hiệu lực có quy định cụ thể chỉ bảo hiểm cho những khoản tín dụng nào và không bảo hiểm những khoản nào, người dân sẽ phải tự cân nhắc gửi tiền ở đâu an toàn theo quy định để đảm bảo tài sản của mình.
Theo tính toán, dù hiện nay vẫn tiếp tục còn dư địa để giảm lãi suất, trong trường hợp lãi suất huy động giảm về 8% (giảm 1% so với hiện tại), thì lãi suất thực dương vẫn còn 2%, tuy nhiên lãi suất thực dương thấp sẽ tạo cơ hội cho người dân quay lại găm giữ ngoại tệ và lãi suất thấp cũng "chặn" dòng tiền từ dân chảy vào ngân hàng chuyển sang các kênh đầu tư khác.
Bà Đào Thiên Hương, Công ty Cổ phần Quản lý quỹ Đầu tư Tài chính Dầu khí cho rằng, quá trình tái cơ cấu ngân hàng chậm do 2 lý do: thứ nhất là sức kéo ngược trở lại của các nhóm lợi ích nhóm vì có nhiều hoạt động không minh bạch của nhóm lợi ích đó. Hai là việc thay đổi việc này không đơn giản đã ảnh hưởng đến quá trình tái cơ cấu hiện nay.
"Một trong những giải pháp Chính phủ yêu cầu là ngân hàng phải sáp nhập lại với nhau. Đây là động lực để làm nhóm ngân hàng tự động "soi" nhau. Thay đổi thói quen làm việc cũ không đơn giản tý nào. Như chúng ta đang ăn dưa cà mắm muối nhưng thay bằng ăn bơ, sữa... tất nhiên là khó", bà Hương nói.